Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

hoa vien kien truc - 2 Nhóm đối tượng trong bản vẽ (khi dùng Xref)

Khi sử dụng Xref chúng ta xác định rõ 2 nhóm đối tượng như sau:

* Nhóm 1 bao gồm: 


 - Nét trục

 - Nét cắt kết cấu (Cột, Dầm, Sàn)
 - Nét cắt kiến trúc (Tường, Cửa, Lan can,...)
 - Nét thấy (Cạnh cột, tường, bậc thang,...)
 - Nét mảnh (nét thấy các đối tượng xa, nét thành phần phụ: bao tiểu cảnh, nét lệch code,...)
 - Nét ẩn (dùng để mô tả các đối tượng quan trọng nhưng bị che khuất)
 - Kí hiệu chung. Ví dụ: kí hiệu trục, kí hiệu hướng thang (bậc cấp).

* Nhóm 2 bao gồm:


- Hatch

- Dim
- Kí hiệu riêng. Ví dụ: kí hiệu mặt cắt, kí hiệu chi tiết, kí hiệu code,...
- Ghi chú

+ Nhóm 1 thuộc file Gốc

+ Nhóm 2 thuộc file Chi tiết
+ Lưu ý: Có thể đưa Hatch vào nhóm 1

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Lệnh tắt dùng cho 3 bộ môn: Kiến trúc, Kết cấu, Điện nước.


Lệnh tắt dùng cho 3 bộ môn: Kiến trúc, Kết cấu, Điện nước.


Kỹ năng vẽ kiến trúc

- Vẽ theo Layer (lớp). Ví dụ: khi ta chọn layer "tuong" thì ta vẽ tất cả đối tượng là Tường, khi ta chọn layer "thay" thì ta vẽ tất cả đối tượng là nét chúng ta thấy,...
- Vẽ theo thứ tự:
1- Lưới trục (hoặc lưới cao độ tầng)
2- Nét cắt kết cấu (cắt cột, cắt dầm, cắt sàn)
3- Nét cắt tường (cắt lanh tô, cắt cửa,...)
4- Nét thấy (cạnh cột, cạnh dầm, cạnh tường, thấy cửa,...)
5- Nét mảnh (nét thấy xa và các nét phụ: lan can, lam sắt,...)
6- Nét khuất (dùng để thể hiện các đối tượng quan trọng nhưng bị khuất)
7- Hatch vật liệu (cho phần bị cắt). Chèn block. Dim (3 công tác này không cần theo thứ tự)
8- Text (cuối cùng)

Học Cad thông minh hay siêng năng?

Các kiến thức dành cho người mới học:
- Chỉ học lệnh cơ bản (chưa cần quan tâm đến các tham số mở rộng của lệnh)
- Bỏ qua các khái niệm không cần thiết như: tọa độ tuyệt đối, tọa độ tương đối.
- Học những lệnh cần thiết để phục vụ công việc.
- Dùng lệnh tắt dễ nhớ cho những lệnh thường dùng.
- Thay vì học lệnh tạo Block qua mấy bước. Tại sao ta không Ctrl + C. Ctrl+Shift + V, hoặc quét chọn đối tượng nhấn giữ chuột phải kéo ra để tạo Block không cần đặt tên.
- Thay vì học cách tạo Layer qua mấy bước. Tại sao ta không học cách sử dụng Layer từ file có sẵn.
- Thay vì phải nhớ các chức năng các mẫu hatch. Tại sao ta không học cách tận dụng các mẫu hatch từ 1 file có sẵn.
- Thay vì phải tạo các dimstyle. Tại sao ta không học cách tận dụng các dimstyle đã được thiết lập sẵn.
- Thay vì phải sử dụng lệnh mvsetup cho mỗi lần thiết lập tỉ lệ bản vẽ. Tại sao ta không tận dụng những thiết lập từ file có sẵn.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Tại sao phải sử dụng file Template?

* File Template là gì?
* Tại sao phải sử dụng nó?
* Sử dụng nó như thế nào?
-----
* File Template nôm na là 1 file mẫu gồm các dữ liệu mà ta luôn sử dụng lặp đi lặp lại ở các bản vẽ khác nhau. Ví dụ: Các kí hiệu, dimstyle, textstyle, Layer (Acad), View (Revit),…

* Khi ta hiểu file Template như vậy thì ta sẽ biết được tại sao phải sử dụng nó. Đó là: chúng ta sẽ giảm thiểu công sức để hoàn thành 1 hồ sơ kỹ thuật (Kiến trúc, Kết cấu, Điện nước)

* Sử dụng file Template như thế nào? Cách tạo ra sao?
Nếu xem việc sử dụng phần mềm như chúng ta đi máy bay thì cách tạo file Template là trách nhiệm của người Phi công. Và cách sử dụng file Template là những thủ tục để chúng ta là hành khách trên chuyến bay. Vậy tại sao chúng ta không học phần mềm theo kiểu của hành khách mà cứ phải học theo kiểu của 1 Phi công !?

Hoặc nếu phân việc sử dụng phần mềm theo 3 cấp: sơ cấp, trung cấp, cao cấp thì việc tạo file Template là trách nhiệm của nhóm trung cấp, sử dụng file Template sao cho hiệu quả là trách nhiệm của nhóm sơ cấp. Trách nhiệm của nhóm cao cấp là vận hành, xử lý tình huống và phối hợp các bộ môn (Kiến trúc, Kết cấu, ME,…)

Do đó cách tạo file Template các bạn không cần bận tâm. Hiệp đã tạo cho các bạn. Các bạn chỉ cần quan tâm đến việc sử dụng nó 1 cách hiệu quả cho công việc của mình và luôn nhớ nó chỉ là công cụ mà sản phẩm chính là 1 bộ hồ sơ triển khai. Do đó kiến thức chuyên ngành vẫn phải luôn được chú trọng.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu hỏi Chương 1:
- Để 2 làn dim cách nhau 1 khoảng thì dim như thế nào?
- Tại sao ta phải đặt lệnh tắt?
- Tại sao chúng ta chỉ học 30 lệnh, mà không phải là 20, 40, 50 lệnh?
- Lệnh solid có thể thay thế lệnh nào trong 30 lệnh trong Chương 1?

Câu hỏi Chương 2: 
- Khi hatch làm sao để biết đường bao đã kín chưa?
- Tại sao có lúc trim hatch được lúc lại không?
- Khi hatch đôi khi chương trình chạy rất lâu. Có cách nào khắc phục không?
- Trường hợp máy không nhận mẫu hatch đưa từ bên ngoài vào thì làm thế nào?
- Đôi lúc các mẫu hatch bị vỡ thì làm thế nào?
- Tại sao có lúc màu của block không đúng với layer của nó? 
- Tại sao ta lại phải dùng file Template?
- Ta có thể đặt lại điểm chèn của block (cơ bản) không? Bằng cách nào?

Câu hỏi Chương 4: 
- Trong quá trình triển khai KT hoặc đã triển khai xong. Vì một lý do gì đó, phương án có chỉnh sửa. Ví dụ:
+ Thay đổi cách bố trí thiết bị WC
+ Đổi hướng cầu thang
+ Thay đổi mặt tiền
+ Bổ sung hay thay đổi vị trí cửa
+ Đổi hướng bếp
+ Sửa cả phương án mặt bằng
Thì chúng ta triển khai lại từ đầu hay dò những điểm thay đổi mà chỉnh sửa thủ công? Có công cụ nào giúp chỉnh sửa tự động hoặc giảm bớt khối lượng chỉnh sửa cho HVKT hay không?
- Dữ liệu đầu vào để HVKT triển khai là gì? Hãy liệt kê.

Câu hỏi Chương 5:
- Mục đích của bản vẽ triển khai MB là gì?
- Mục đích của bản vẽ triển khai MĐ là gì?
- Mục đích của bản vẽ triển khai MC là gì?
- Nêu các bước (quy trình) vẽ MC
- Cách vẽ đường cắt trên MB?
- Cách vẽ MĐ tủ bếp sơ bộ ở tỉ lệ 1/100?

Câu hỏi Chương 6:
- Cách sử dụng Autolisp
- Cách chia bậc thang hợp lý (đi không vấp) đi thoải mái nhất
- Đặt dấu cắt lửng của thang ở đâu?
- Cách thể hiện thang để người đọc (nhất là KC) không bị nhầm?
- Có mấy dạng lan can tay vịn? Kể tên.

Câu hỏi Chương 7:
- Kể tên các thành phần cấu tạo và thành phần có trong nhà vệ sinh
- Quy tắc đặt phểu thu nước?
- Cách vẽ hộp gen sao cho hợp lý (không to và không nhỏ)?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến cao độ trần WC?

Câu hỏi Chương 8:
- Có cách nào thống kê cửa tự động tránh sai sót khi thống kê thủ công không?
- Những thông tin cần có trong BV triển khai Cửa là gì? Hãy liệt kê

Câu hỏi Chương 9:
- Khi cần tính tổng chiều dài các đoạn thẳng hoặc tổng diện tích các miền thì ta dùng 2 lệnh gì?
- Tại sao phải đóng trần giả? Nêu chức năng và lợi ích của việc đóng trần giả
- Nêu ưu điểm của cách đánh code trần kiểu mới so với kiểu cũ.
- Có mấy dạng Mái trong cộng trình dân dụng? Hãy liệt kê
- Có mấy dạng kết cấu Mái? Hãy liệt kê.
- Cách vẽ MB Mái
- Nêu các bước vẽ trần trang trí từ hình mẫu?
- Những lưu ý khi bố trí đèn là gì?

Câu hỏi Chương 10:
- Khi nào thì vẽ? Khi nào thì ghi chú?
- Có mấy loại tỉ lệ để thể hiện hình chiếu chi tiết?
- Liệt kê các thành phần có trong bản vẽ triển khai Mái lấy sáng
- Ban công khác lô gia chỗ nào?
- Liệt kê các thành phần có trong bản vẽ triển khai Ban công.
- Kể tên các loại vách trang trí mà bạn biết.

Câu hỏi Chương 11:
- Có mấy loại cấu tạo bậc cấp? Hãy liệt kê
- Điểm khác biệt cơ bản giữa bậc cấp và ram dốc là gì?
- Kể tên các dạng cửa cổng mà bạn biết.
- Kể tên các dạng tường rào mà bạn biết.
- Khi triển khai chúng ta có thể tận dụng các chi tiết cũ cho bản vẽ mới không?
- Nêu chức năng của sê nô.
- HVKT có phải biết kỹ thuật thoát nước Mái không? Tại sao?

Câu hỏi Chương 12:
- Bố cục bản vẽ là gì? Tầm quan trọng của bố cục bản vẽ?
- Nêu những quy tắc trong việc bố cục bản vẽ
- Nêu những quy tắc trong việc kiểm tra bản vẽ
- Có mấy cách định nét in? Nêu rõ từng cách.
- Cách đưa dữ liệu vào file template?
Hết.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

MỤC LỤC GIÁO TRÌNH

CHƯƠNG 1
Mục đích:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản của Cad
- Áp dụng các lệnh tắt chỉ định để vẽ
- Tư duy hình hay nói cách khác là nhìn hình chọn lệnh
- Sử dụng nhuyễn 30 lệnh đề nghị
-----
1.1) Các khái niệm cơ bản
A- Vẽ hình bất kỳ trên màn hình
B- Khái niệm zoom & pan
C- Chọn đối tượng và cách dùng lệnh
D- Bắt điểm
E- Layer
1.2) Lệnh tắt
A- Quy tắc đặt lệnh tắt
B- Cách dùng file acad.pgp (bổ sung hoặc chép đè lệnh tắt có sẵn)
1.3) Các lệnh tạo hình và hiệu chỉnh
1.4) Các lệnh biến đổi và sao chép
1.5) Các lệnh đo kích thước
1.6) Các lệnh ẩn hiện Layer
1.7) Các lệnh khác
------------
CHƯƠNG 2
Mục đích:
- Thiết lập cấu hình để tối ưu hóa công tác vẽ Cad
- Dùng form có sẵn để vẽ. Tránh ngộp kiến thức khởi tạo bản vẽ ban đầu. Bao gồm: hatch, block, layer, dimstyle, symbol.
-----
2.1) Set thông số option
2.2) Hatch - Mẫu tô vật liệu
A- Cách dùng hatch và lấy hatch từ form mẫu
B- Cách thêm mẫu hatch vào máy
2.3) Block - Thư viện
2.4) Layer & Tỉ lệ
A- Khái niệm tỉ lệ và cách vẽ quy ước
B- Cách sử dụng Layer
2.5) Symbol - Các kí hiệu có trong bản vẽ kiến trúc
-----
Mở rộng:
- 18 Mẹo vẽ Cad nhanh
- Xử lý tình huống:
+ Làm thế nào nhận biết đối tượng kín hay hở để hatch?
+ Tại sao có lúc trim hatch được, có lúc không. Xử lý như thế nào?
+ Hỏi cách khắc phục lỗi không nhận mẫu hatch đưa từ ngoài vào?
------------
 CHƯƠNG 3
Mục đích:
- Nắm được các bộ phận chính của nhà
- Khái niệm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt
- Cách đọc bản vẽ
-----
3.1) 21 bộ phận chính của nhà
3.2) Mặt bằng - mặt đứng - mặt cắt
3.3) Cách đọc bản vẽ
------------
CHƯƠNG 4
Mục đích:
- Kiểm soát Layer do người khác vẽ
- Tạo file gốc làm cơ sở triển khai
- Nhận biết và kiểm tra dữ liệu đầu vào trước khi triển khai
-----
4.1) Tạo file gốc
A- Kiểm soát layer
B- Các thông tin của file gốc
4.2) Gọi file gốc vào file chính
4.3) Mở file gốc để chỉnh sửa
4.4) Kiểm tra dữ liệu đầu vào
4.5) Tổng quan công tác triển khai
-----
Mở rộng:
- Edit block thuộc tính
- Những lưu ý khi làm việc với Xref
------------
CHƯƠNG 5
Mục đích:
- Các khái niệm cơ bản trong công tác triển khai
- Các thành phần có trong BVTK và quy trình triển khai
-----
5.1) Khái niệm cơ bản
5.2) Triển khai mặt bằng
5.3) Triển khai mặt đứng
5.4) Vẽ mặt cắt
5.5) Triển khai mặt cắt
-----
Mở rộng:
- Các lỗi thường gặp
- Vấn đề code Đà kiềng
- Sự khác nhau giữa file .dwt và .dwg
- Cách vẽ đường cắt trên mặt bằng
- Cách vẽ sơ bộ mặt đứng tủ bếp
Dùng Xref để thiết kế nhiều phương án.
-----------
CHƯƠNG 6
Mục đích:
- HDSD 11 Lisp tăng tốc khi vẽ
- Các thành phần có trong BVTK Thang và quy trình triển khai
-----
6.1) Cách load Lisp, nhận biết tên lệnh và gọi lệnh lisp
6.2) Quy trình triển khai Thang:
- Lấy file gốc, cấu tạo thang, cách chia bậc thang,…
-----
Mở rộng:
- Layout cơ bản
- Dùng Layout để điều khiển Layer cho ra các bản vẽ khác nhau.
- Các lỗi thường gặp
- Các loại thang, các loại tay vịn
- Xclip với đường bao tròn
- Một số câu hỏi chọn lọc
------------
CHƯƠNG 7
Mục đích:
- Các thành phần có trong BVTK và quy trình triển khai
-----
7.1) Các bộ phận cấu thành WC
7.2) Quy trình triển khai
-----
Mở rộng:
- Các lỗi thường gặp
- Các câu hỏi chọn lọc
------------
CHƯƠNG 8
Mục đích:
- HD thống kê cửa tự động
- Các thành phần có trong BVTK và quy trình triển khai
-----
8.1) Thống kê Cửa tự động bằng công cụ Attribute Extraction
8.2) Triển khai Cửa
-----
Mở rộng:
- Kích thước cửa thông dụng
- Chủng loại sắt, nhôm hộp thường dùng
------------
CHƯƠNG 9
Mục đích:
- Giới thiệu 14 Lisp hay hỗ trợ tiếp theo
- Các thành phần có trong BVTK và quy trình triển khai MB hoàn thiện, MB trần
- Cấu tạo mái bằng, mái dốc
-----
9.1) 14 Lisp hỗ trợ
9.2) Triển khai MB lát gạch
9.3) Triển khai MB trần
9.4) Cấu tạo Mái
-----
Mở rộng:
- Các lỗi thường gặp
- Các bước vẽ MB mái
- Cách vẽ Trần trang trí từ hình mẫu
- Một số điểm lưu ý khi bố trí đèn
- Các câu hỏi chọn lọc
------------
CHƯƠNG 10
Mục đích:
- Các vấn đề về ghi chú và tỉ lệ thể hiện hình chiếuchi tiết
- Triển khai Mái lấy sáng, ban công (lô gia), vách trang trí.
-----
10.1) Các vấn đề cần biết trước khi triển khai chi tiết
A- Khi nào thì ghi chú, khi nào thì vẽ
B- Tỉ lệ thể hiện hình chiếu chi tiết
10.2) Triển khai Mái lấy sáng
10.3) Triển khai Ban công (lô gia)
10.4) Triển khai vách trang trí
-----
Mở rộng
- Các lỗi thường gặp
- Vấn đề tận dụng các chi tiết điển hình
------------
CHƯƠNG 11
Mục đích:
- Triển khai bậc cấp, ram dốc, cổng tường rào
- Xác định chi tiết điển hình
- Kiểm tra kỹ thuật thoát nước Mái
-----
11.1) Triển khai bậc cấp, ram dốc
11.2) Triển khai cổng tường rào
11.3) Chi tiết điển hình
------------
CHƯƠNG 12
Mục đích:
- Tóm tắt công việc triển khai
- Cách tạo form riêng
- Cách tạo tài liệu để làm việc và nghiên cứu
- Cách bố cục, kiểm tra bản vẽ và in ấn
------------
Hết