Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Mẹo xử lý lỗi Cad tổng hợp

- Khắc phục lỗi không dùng được lệnh Fillet:
+ Dùng lệnh Flatten trước rồi Fillet lại.

- Khắc phục không move được đối tượng về gốc tọa độ 0,0:
+ Nhấn F12 rồi move lại

- Khắc phục lỗi nhảy dim:

+ Undo lệnh vừa thực hiện
+ Quét chọn đối tượng và dim gõ DDA-spacebar. Đây là cách khắc phục tạm thời. Cách khắc phục triệt đđã hướng dẫn ở Chương 2.1-Set thông số option

- Không trim hatch được (do đường boundary không sạch)

+ Phân vùng hatch nhỏ lại hoặc boundary đơn giản hơn.
+ Tạo boundary mới (vì nút điều khiển của boundary bị trùng) 

- Lỗi khi sử dụng mẫu hatch bên ngoài (do sai tên file)

+ Mở file .pat bằng chương trình Notepad
+ Sửa dòng đầu tiên trước dấu phẩy trùng với tên file.pat đang m 

- Tình trạng mất thanh công c: Nhấn Ctrl+0

- Tình trạng mất dòng command: Nhấn Ctrl+9  

- Lỗi MI text bị lộn ngược

+ Dùng lệnh Mirrtext rồi nhập 0 

- Lỗi chọn đối tượng trước nhập lệnh sau không được

+ Gõ pickfirst = 1 

- Khi Cad tư nhiên bị ngu (không hiểu lệnh) 

+ Dùng lệnh Redefine 

- Khi nhấn giữ chuột giữa không pan được

+ Gõ mbuttonpan=1 

- Khi file cad không thể Recover được thì ta còn 1 quyền trợ giúp nữa là:

+ Dùng Cad đời mới hơn Recover (hên xui)

- Lỗi xuất hiện dòng chữ PRODUCED BY AUTODESK....

+ Ta save file đó sang đuôi .dxf. Đóng file lại
+ Mở lại file.dxf rồi save lại đuôi .dwg. Xong

- Lỗi vật liệu hatch bị vỡ
+ Double chuột vào hatch (để edit)
+ Click to set new origin và click vào vùng hatch

- Xref bị mờ khi dùng Cad 2010

+ Dùng lệnh XDWGFADECTL để giảm độ mờ.


- Lỗi khi dùng lệnh
Etransmit:
+ Bỏ dấu tiếng Việt của file gốc đi.

- K
hông bind được file xref (do có xref lồng)

+ Tháo xref lồng. 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

LAYOUT (cơ bản)



Để làm việc được trên thẻ Layout, các bạn phải hiểu được các khái niệm.
I- Khái niệm:
- Thẻ Model (không gian Model): là không gian vẽ.
- Thẻ Layout (không gian giấy in): là không gian tổ chức bản vẽ (cũng có thể vẽ) và có thể tham chiếu đến 1 hoặc nhiều vùng của không gian Model.
- Viewport: Khung nhìn. Từ thẻ Layout ta có thể nhìn thấy và in các đối tượng bên thẻ Model theo nhiều cách như:
1- Xem và in ở các tỉ lệ khác nhau.
2- Khống chế hiển thị Layer (tắt/mở layer) để cho ra các bản vẽ khác nhau.
3- Bổ sung thông tin (kí hiệu, ghi chú)
Đó cũng là nội dung của Chương này.
- Lệnh tạo viewport: Mview (VV)
+ Gõ VV-spacebar-OK
+ Click 2 điểm trên màn hình (như vẽ hình chữ nhật)
Cách tạo viewport là như vậy nhưng theo chương trình Hiệp đã tạo và cung cấp cho các bạn file TKKT.dwt đã có sẵn các viewport tương ứng với khung A3.
- Khóa/mở viewport: Khi ta click vào khung viewport - nhấn Ctrl+1 (xem hình)
Posted Image 
+ Yes = khóa viewport
+ No= mở viewport
- Khung nhìn động khung nhìn tĩnh
+ Khung nhìn động: là khi ta double click vào trong viewport. Khi đó ta vẽ hay làm bất cứ gì thì đối tượng nằm bên thẻ Model (nếu viewport chưa khóa ta có thể zoom hình của thẻ Model tùy ý, nếu viewport đã khóa thì không zoom được). Ta thường vào khung nhìn động để điều khiển Layer.
+ Khung nhìn tĩnh: là khi ta không double chuột vào trong viewport hay ta double bên ngoài khung viewport. Khi đó ta vẽ hay làm bất cứ gì thì đối tượng nằm bên thẻ Layout. Ta thường bổ sung các kí hiệu và ghi chú bên khung nhìn tĩnh.
II- Cách điều khiển Layer trong từng viewport
1- Vào khung nhìn động của viewport có bản vẽ cần tắt/mở Layer.
2- Tìm Layer cần tắt/mở và click vào biểu tượng như hình chụp.
Posted Image
Lệnh chuyển các đối tượng từ Layout sang Model và ngược lại: chspace (các bạn tự tạo lệnh tắt là CH nhé)
(*) Khung tên: là 1 khung hình chữ nhật kích thước tương ứng với các khổ giấy từ A3 đến A0 (A4 rất ít dùng) gồm các thông tin sau:
- Tên đơn vị đầu tư (chủ đầu tư).
- Tên đơn vị thiết kế.
- Tên những người tham gia thiết kế, vẽ, kiểm tra, chủ trì.
- Tên công trình (dự án), địa điểm.
- Tên hạng mục (nếu thuộc công trình lớn)
- Tên bản vẽ
- Số hiệu bản vẽ, ngày hoàn thành, và một số thông tin khác.
Tham khảo: Những vấn đề cơ bản về Layout trên diễn đàn : http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=347
Bài tập
Các bạn chèn block vật dụng vào MB gốc. Thực hành dùng Layout để cho ra MB chi tiết và MB vật dụng.

Vấn đề thể hiện đường cắt ở mặt bằng

[lcnguyen] Anh cho hỏi là với mỗi đường cắt trên 1 MB như vậy thì ta sẽ vẽ dọc từ trên xuống dưới (nóc -> trệt) hay ta chỉ vẽ cho mỗi MB đó thôi?
Trả lời:
- Mỗi MB nên để 1 đường cắt để người đọc MC sẽ đối chiếu với MB.
- Đối với các phần mềm 3D, khi ta dùng mp cắt chúng ta sẽ được hình cắt xuyên suốt các tầng. Nhưng với Acad là phần mềm 2D mọi thứ đều do ta quy ước. Do đó đường cắt tại các MB có thể khác nhau, sao cho thể hiện được nhiều chi tiết cấu tạo càng tốt.
- Lưu ý:
+ Không vẽ đường cắt qua cột (vì đã có BVKC)
+ Không vẽ đường cắt không cắt qua vế thang.

Hình tham khảo

Posted Image

MC B-B thì ta vẽ thẳng
MC A-A thì ta ngắt dời sang để cắt qua cửa
MC C-C thì ta ngắt dời sang để cắt qua cửa ban công và lan can tay vịn

5 Lệnh bổ sung ở chương 6

1- AL : Lệnh gióng các đối tượng theo các đối tượng khác.
+ Chọn đối tượng (cần gióng)
+ Gõ AL-spacebar
+ Click chọn điểm thứ 1 trên đối tượng cần gióng
+ Click chọn điểm thứ 1 trên đối tượng thứ 2
+ Click chọn điểm thứ 2 trên đối tượng cần gióng
+ Click chọn điểm thứ 2 trên đối tượng thứ 2 -spacebar
+ No-spacebar: Không dùng thêm lệnh scale
+ Yes-spacebar: Dùng thêm lệnh scale
- Thường dùng để vẽ hệ kết cấu Mái dốc. 

 
2- TXT2MTXT - TY : Lệnh chuyển Text 1 dòng thành Text nhiều dòng
+ Quét chọn các Text 1 dòng
+ Gõ TY-spacebar
(Ngược lại để chuyển Text nhiều dòng thành Text 1 dòng, ta dùng lệnh X)
- Thường dùng trong việc ghi chú, thuyết minh

 
3- ETRANSMIT - EE : Lệnh đóng gói các file liên quan có trong bản vẽ.
+ Từ file mẹ gõ EE-spacebar
+ Nhấn OK --> Đặt tên --> nhấn Save
- Thường dùng để gửi file có xref cho người khác để khỏi bị mất file gốc

 
4- REGEN - RE : Lệnh tái tạo bản vẽ
+ Tương đương thao tác Refresh ngoài window
+ Trong quá trình vẽ ta gõ RE-spacebar
- Thường dùng khi các đối tượng không được hiển thị đúng. Ví dụ: đường tròn bị gãy khúc; Nét linetype không hiển thị đúng.

 
5- PURGE - PU : Lệnh làm sạch bản vẽ (loại bỏ các thuộc tính không dùng tới trong bản vẽ)
+ Trước khi save ta gõ PU-spacebar
+ Nhấn A (hoặc Yes) cho đến khi không nhấn tiếp được nữa thì đóng lại.
- Thường dùng trước khi save để làm nhẹ bản vẽ

----------------------
Ngoài ra trong quá trình làm việc chúng ta cần biết thêm lệnh: 
- CHA (VG) - Lệnh vát góc
- LI - Lệnh hiện thông sđối tượng (diện tích, chu vi, chiều dài, layer,...)
- AR - Lệnh tạo dãy đối tượng
- RAY - Lệnh tạo 1/2 đường thẳng (làm đường gióng)
- MVIEW (VV) - Lệnh tạo viewport
- CHSPACE (MLM) - Chuyển đối tượng từ Model sang Layout và ngược lại


Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

14 Lisp hay tiếp theo

Xem định nghĩa Lisp, cách load lisp và nhận biết tên lisp [ở đây]

1- cht : lệnh đổi chiều cao Text
2- cld : lệnh vẽ mây (ghi chú)
3- coblk : lệnh chuyển các đối tượng trong block về Layer hiện hành
4- cso : lệnh cộng các số đã chọn thêm 1 số. Lưu ý: áp dụng cho DT
5- csy : lệnh đóng và lưu tất cả các bản vẽ
6- df : lệnh hatch nhanh trần thạch cao khung nổi
7- dt : lệnh đổi tên block nhanh
8- dtm : lệnh tính diện tích miền được pick
9- st1 : Sắp Dtext thẳng hàng (đều dòng)
10- t2mt : chuyển nhiều DT thành MT (vẫn giữ nguyên vị trí Text)
11- tg : lệnh tính tổng chiều dài
12- udt : lệnh tính tổng diện tích
13- vtl : lệnh khóa/mở các viewport được chọn
14- xlt : lệnh xuất chiều dài đoạn thẳng L= số (m). Lưu ý: áp dụng cho DT
----------------------
1- Dùng khi thư viện chi tiết hoặc bản vẽ đầu vào của ta có chiều cao chữ sẽ không đồng bộ với bản vẽ hiện tại.
2- Dùng để đánh dấu chi tiết thay đổi (phát sinh) trong thiết kế,...
3- Dùng khi layer của block không đúng.
4- .....
5- Dùng lúc khẩn cấp. 
6- Dùng để hatch trần, sàn
7- .....
8- .....
9- .....
10- .....
11- Dùng cho bản vẽ điện nước
12- Dùng để bóc khối lượng lát gạch, trần, sơn nước hoặc BV quy hoạch.
13- Dùng cho người làm việc với Layout
14- Dùng cho bản vẽ Nước

Video hướng dẫn [ở đây]

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Vấn đề chia bậc thang

Câu hỏi : Ví dụ khi triển khai MC Thang cao 3900 và có 22 bậc. Tại sao ta không dim chiều cao Thang và dùng lệnh ED để ghi chú là: "3900 chia đều cho 22 bậc" để thợ thi công tự chia bậc thang?
Hoặc: Tại sao ta không lấy chiều cao Thang chia cho số bậc (ví dụ: 3900/22 bậc = 177.272727) và lấy số chẵn là 177. Phần lẻ khi thi công mặc nhiên sẽ được thợ dồn vào bậc cuối cùng?
Hoặc: Tại sao ta lại làm bậc đầu tiên cao hoặc thấp hơn các bậc còn lại?

Trả lời: Vì chúng ta làm thiết kế nghĩa là phải tính toán và vẽ ra được công trình trước khi thi công cũng như rà soát được hầu hết các lỗi khi thi công. Cũng như thuận tiện cho người sử dụng. Nếu ta để thợ chia Thang thì người thợ sẽ phải lấy 3900/22=177.272727 và lấy số bậc là 177 hoặc 178 thì lúc này bậc cuối cùng sẽ cao hoặc thấp hơn các bậc kia, mà điều này thì theo kinh nghiệm của Hiệp thì không nên. Lý do: sau khi ta bước đi lên các bậc thang đều nhau, riêng bậc cuối cùng khác cao độ ta sẽ rất khó chịu (hụt chân hoặc vấp)
- Do đó cách chia bậc thang trong bài học là ta dồn phần lẻ cho bậc đầu tiên.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

In theo layer, in theo màu

Trước khi đọc bài này, các bạn nên đọc bài Layer & Nét vẽ
 
In theo layer (nét in đã được định sẵn trong bảng layer properties manager)
Posted Image

Ngoài ra ta có thể định nét trực tiếp trong quá trình vẽ (lúc này nét được định trực tiếp sẽ không theo bảng Layer properties hay nói cách khác việc định trực tiếp có hiệu lực hơn)
Posted Image


In theo màu (để khỏi nhầm lẫn(*), ta chọn lineweight=default trong bảng layer)
(*): Việc chọn hay không chọn lineweight sẽ không có tác dụng khi ta định nét trực tiếp trong bảng lệnh in.
Posted Image

Thông số lệnh in
Posted Image
1- Chọn máy in.
2- Chọn khổ giấy.
3- Chọn vùng in (cách in)
4- Tỉ lệ in, canh lề (Fit to paper để in phi tỉ lệ) < Cách thường dùng

5- Hướng khổ giấy (đứng, ngang)
6- Mở bảng định nét in.
7- Chọn màu cho nét (in trắng đen thì ta chọn black)
8- Độ mờ của nét.
9- Định nét in.
a- In theo layer, chọn là use object lineweight.
b- In theo màu, chọn màu và chọn nét tương ứng.
10- Lưu thành file (.ctb) để sau này sử dụng lại hoặc đem ra tiệm in.
11- Lưu thiết lập áp dụng cho lệnh in tiếp theo trong cùng 1 file (khi ta nhấn lệnh in tiếp theo thì không cần thiết lập lại)



Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

NGHỀ HỌA VIÊN

Nghề Họa viên được chia ra 3 nhóm sau: Họa viên 2D, Họa viên 3D và Họa viên thuần túy

Họa viên 2D (chuyên mảng kỹ thuật) thường chỉ sử dụng 1 phần mềm duy nhất là AutoCad nên đòi hỏi cấu hình máy ở mức trung bình (chi phí đầu tư thấp). Bao gồm:
- Họa viên kiến trúc: chuyên triển khai các bản vẽ kiến trúc.
- Họa viên Nội thất 2D: chuyên triển khai các bản vẽ 3D nội thất thành các bản vẽ 2D (để thi công)
- Họa viên kết cấu: chuyên triển khai các bản vẽ kết cấu.
- Họa viên điện, nước: chuyên triển khai các bản vẽ điện nước (mảng này chỉ có đối với các công ty lớn việc nhiều, các công ty nhỏ thường các KS sẽ kiêm luôn việc thể hiện)

Họa viên 3D (chuyên mảng mỹ thuật) thường sử dụng nhiều phần mềm như: 3Dsmax, Sketchup, Revit, Photoshop nên đòi hỏi cấu hình máy rất mạnh (chi phí đầu tư cao). Bao gồm:
- Họa viên nội thất 3D: chuyên thể hiện 3D nội thất và xuất ảnh.
- Họa viên ngoại thất: chuyên thể hiện 3D phối cảnh và xuất ảnh.
+ Họa viên hỗn hợp là: Họa viên 2D+3D (các trung tâm đào tạo gọi là Họa viên chuyên nghiệp hoặc Họa viên cao cấp)
+ Họa viên dựng phim 3D: Mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây (chưa biết nhu cầu tuyển dụng và mức lương thế nào nhưng việc đầu tư máy và học phí không dưới 30 triệu)

Họa viên thuần túy: chỉ học phần mềm và không có kiến thức chuyên ngành.
-----
Hiện nay do nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp đã đặt hàng tất cả trong 1! nên các Trung tâm đào tạo Họa viên hỗn hợp (còn được gọi là HV chuyên nghiệp, HV cao cấp) ra đời. Tuy nhiên theo kinh nghiệm làm việc của Hiệp thì trong 1 đơn vị lúc nào cũng có 1 đội ngũ Họa viên 2D và Họa viên 3D riêng. Người nào chuyên việc đấy. Riêng Họa viên hỗn hợp thì mặt 3D sẽ không bằng HV chuyên 3D và mặt 2D sẽ không bằng HV chuyên 2D.
-----
Lời khuyên: Mọi người nên xem xét năng khiếu của mình là kỹ thuật hay mỹ thuật + điều kiện kinh tế mà nên tập trung vào 1 mảng trước. Sau khi đã thành thạo 1 mảng rồi mới tính đến chuyện học mảng kia nhé.

Video mẹo vặt Cad

- Video stretch và cut dim
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_strech_dim.rar&w=62038

- Video Rotate tham số R
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_rotate_tham_so_r.rar&w=62038

- Video vẽ tay vịn Thang
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_velancan.rar&w=62038

- Video bóc chi tiết từ MB
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_boc_chi_tiet_1.rar&w=62038

- Video bóc chi tiet MC thang
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_boc_chi_tiet_mc_thang.rar&w=62038

- Video chọn lại đường bao xclip
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_chon_lai_duong_bao_xclip.rar&w=62038

- Video ứng dụng lisp ADD (Chương 6-lisp số 7)
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_ung_dung_lisp_add.rar&w=62038

- Video vẽ bát đuôi cá
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_ve_bat_duoi_ca.rar&w=62038

- Video lấy lại đường bao hatch
http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/13007_lay_lai_boundary_hatch.rar&w=62038
Anh chị nào có cách hay hơn thì share nhé!

Mẹo vẽ Cad nhanh tổng hợp

Dành cho họa viên kiến trúc.